Thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền phương pháp chữa đột quỵ "thần kỳ" như ho mạnh, dùng máy sấy tóc làm ấm gáy để đánh tan cục máu đông, thậm chí là chích máu.
Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định đây là cách làm phản khoa học, không chỉ không hiệu quả mà còn làm mất đi thời gian cấp cứu quý giá, đẩy bệnh nhân đến nguy cơ tử vong cao.
Bức xúc khi mẹo "ho mạnh, sấy gáy" chữa đột quỵ nhận bão like
"Dạo này đột quỵ, tai biến nhiều quá. Giờ các bạn bỏ túi nè: Nạn nhân phải cố gắng ho thật mạnh khi cảm thấy tê và đau bất cứ cánh tay nào. Người thân lấy ngay cái máy sấy tóc làm ấm phần gáy lên đến toàn đầu và toàn thân để đánh tan cục máu đông. Biết thì chích lễ để giải tỏa áp lực máu".
Mẹo chữa đột quỵ phản khoa học được tài khoản T.Đ.C. chia sẻ trên trang cá nhân (Ảnh: Minh Nhật).
Đây là thông tin trong bài đăng gần đây trên một trang cá nhân về mẹo chữa đột quỵ. Đáng nói, bài đăng nhận được hơn 17.000 lượt thích và hơn 18.000 lượt chia sẻ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, đây là thông tin hoàn toàn sai lệch và nguy hiểm.
BS Mạnh cho biết: "Đột quỵ là tình trạng tổn thương nghiêm trọng tại não, Cu Lồng Bạch Kim_ Vẻ Đẹp Từ Thiên Nhiên Và Biểu Tượng Văn Hóa cần được cấp cứu ngay lập tức. Các hành động như ho mạnh, Gà Vàng Tivi_ Kênh Giải Trí Đặc Sắc Cho Mọi Lứa Tuổi sấy gáy không những không có tác dụng, Dagaviet - Phần mềm Học Tiếng Việt Đỉnh Cao mà còn làm chậm trễ thời gian điều trị, khiến tình trạng bệnh trở nên nguy kịch hơn".
Chuyên gia này cũng nói rằng, mình bị sốc và bức xúc khi một thông tin sai lệch như vậy lại nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ. Với việc chia sẻ thiếu trách nhiệm, cũng như kiểm chứng, người dùng mạng xã hội đang tiếp tay cho các thông tin sai lệch.
BS Mạnh giải thích thêm,k88bet việc "đánh tan cục máu đông" chỉ có thể thực hiện thông qua các can thiệp y tế chuyên sâu, như dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp lấy huyết khối cơ học.
Với đột quỵ, thời gian là vàng (Ảnh: Getty).
"Nếu bệnh nhân thực sự bị đột quỵ mà thực hiện các mẹo như: sấy gáy, chích lễ hay ho mạnh, điều này sẽ làm mất giờ vàng cấp cứu. Kết quả là bệnh nhân có thể tử vong hoặc chịu di chứng tàn phế suốt đời", chuyên gia này nhấn mạnh.
BS Mạnh khuyến cáo, đột quỵ là tình trạng diễn ra rất nhanh và cần được xử lý khẩn cấp. Người dân có thể nhận biết đột quỵ qua quy tắc FAST:
F (Face - Mặt): Khuôn mặt bệnh nhân bị méo, nhân trung lệch, miệng méo khi cười.
A (Arm - Tay): Tay chân yếu hoặc liệt, không thể cử động, tê liệt một bên cơ thể.
S (Speech - Nói): Khó nói, nói ngọng bất thường, nói không rõ chữ.
T (Time - Thời gian): Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.
Cảnh giác với tin giả trên mạng xã hội
Theo BS Mạnh, mạng xã hội đang trở thành môi trường lý tưởng cho việc lan truyền những thông tin thiếu kiểm chứng, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.
"Người dân thường có xu hướng tin tưởng vào các mẹo hoặc phương pháp chữa bệnh được chia sẻ bởi những người không có chuyên môn y tế, mà không kiểm chứng nguồn thông tin", BS Mạnh nói.
Hậu quả của việc lan truyền thông tin sai lệch không chỉ dừng lại ở việc làm chậm trễ thời gian điều trị mà còn gây hoang mang, mất niềm tin vào các biện pháp y học chính thống.
"Thực tế lâm sàng, chúng tôi đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng các mẹo dân gian hoặc tin vào các phương pháp chữa trị được lan truyền trên mạng. Đây là thực trạng đáng báo động.
Thông tin sai lệch không chỉ gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với chính sức khỏe của mình bằng cách tiếp cận thông tin đúng và cảnh giác với các nội dung không kiểm chứng", BS Mạnh nêu.