Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) của J.D. Salinger: Cuốn sách của J.D. Slinger kể về câu chuyện của Holden Caulfield, một thiếu niên chán nản, chống lại những kỳ vọng của xã hội và đấu tranh với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Những người coi trọng giá trị của Bắt trẻ đồng xanh cho rằng nó có được cái nhìn dứt khoát về sự thất vọng của đời sống thanh niên, trong khi phe phản đối cho rằng cuốn sách truyền bá tư tưởng không tốt về tự tử ở Mỹ. Nhưng ngày nay, việc khám phá sâu sắc tâm lý thanh thiếu niên tiếp tục khiến nó trở thành một lựa chọn phổ biến. Ảnh: Thefirsteditionrarebooks.
Lolita của Vladimir Nabokov: Cuốn tiểu thuyết kể về nỗi ám ảnh của một người đàn ông trung niên với một bé gái 12 tuổi, đã gây ra sự phẫn nộ vì những chủ đề nhạy cảm. Cuốn sách khám phá các chủ đề về nỗi ám ảnh, ấu dâm... Đây là tác phẩm được giới phê bình đánh giá rất cao, mang nét châm biếm cay đắng về các giá trị của văn hóa Mỹ vào giữa thế kỷ 20. Nhưng nó không ngăn được những tranh cãi về nội dung cuốn sách cũng như lo ngại về vấn đề đạo đức. Chủ đề gây tranh cãi của nó đã dẫn đến sự kiểm duyệt và cấm đoán ở một số quốc gia, trong khi những quốc gia khác nhấn mạnh giá trị văn học và việc khám phá các chủ đề tâm lý phức tạp của nó. Ảnh: Etsy.
Người tình của Quý bà Chatterley (Lady Chatterley's Lover) của D.H. Lawrence: Được xuất bản lần đầu vào năm 1928 ở Italy, Pháp và Australia, Cu Lồng Bạch Kim_ Vẻ Đẹp Từ Thiên Nhiên Và Biểu Tượng Văn Hóa cuốn sách của D.H. Lawrence khi đó là chủ đề của những tranh cãi không hồi kết giữa hai phe ủng hộ và phản đối. Cuốn sách nổi tiếng với mối tình của một người phụ nữ quý tộc với người thợ đá của mình, Gà Vàng Tivi_ Kênh Giải Trí Đặc Sắc Cho Mọi Lứa Tuổi thách thức các chuẩn mực xã hội thời bấy giờ. Nhiều người coi đây là thách thức đối với các giá trị truyền thống và những điều cấm kỵ về tình dục. Ảnh: Bookriot.
Cuộc đấu tranh của tôi (Mein Kampf) của Adolf Hitler: Cuốn sách là một bản tuyên ngôn tự truyện được viết bởi Adolf Hitler trong thời gian ông bị giam cầm sau cuộc đảo chính ở quán bia thất bại. Cuốn sách thể hiện hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, Dagaviet - Phần mềm Học Tiếng Việt Đỉnh Cao bài trừ Do Thái và phát xít cực đoan của Hitler, những hệ tư tưởng này đã trở thành nền tảng cho hệ tư tưởng Đức Quốc xã. Bất chấp nội dung đáng ghét, nó vẫn là một tài liệu lịch sử cần thiết để hiểu về Holocaust và Thế chiến thứ hai. Ảnh: Thenewyorktimes.
Cuộc chiến sô cô la (The Chocolate War) của Robert Cormier: Cuốn sách đã gây tranh cãi do khám phá các chủ đề đen tối liên quan đến việc lạm dụng thể chất và tinh thần của Jerry, một thiếu niên đang theo học tại một trường trung học Công giáo nam. Cuốn sách đi sâu vào các chủ đề nhạy cảm như tình dục, bắt nạt và ngôn từ tục tĩu, gây ra sự tức giận và lo lắng của nhiều bậc cha mẹ trên khắp nước Mỹ. Bất chấp sự đón nhận gây tranh cãi, câu chuyện miêu tả sự dũng cảm của Jerry trong việc thách thức các chuẩn mực xã hội vẫn tiếp tục gây được tiếng vang mạnh mẽ với khán giả cho đến ngày nay. Ảnh: Wordpress.
Túp lều của bác Tom (Uncle Tom's Cabin) của Harriet Beecher Stowe: Cuốn sách đã bán được 300.000 bản chỉ riêng trong năm 1852 (năm xuất bản) và cuối cùng đã bán được hàng triệu bản nữa, bằng hơn 40 ngôn ngữ, trở thành cuốn sách phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sau Kinh thánh. Cuốn tiểu thuyết đã có vai trò quan trọng trong việc định hình dư luận về chế độ nô lệ ở Mỹ. Mặc dù bây giờ được tôn vinh vì vai trò của nó trong phong trào bãi nô, vào thời điểm đó, cuốn sách đã gây tranh cãi sâu sắc vì mô tả khắc nghiệt về chế độ nô lệ và miêu tả các nhân vật người Mỹ gốc Phi. Người miền Nam nước Mỹ coi đó là sự bóp méo thực tế của chế độ nô lệ, làm gia tăng căng thẳng mà cuối cùng dẫn đến Nội chiến Mỹ. Ảnh: Etsy.
Nguồn gốc các loài (On the Origin of Species) - Charles Darwin: Bao gồm cả những đột phá trong nghiên cứu về sinh học và tiến hóa của Darwin, những phát hiện này được coi là những ý tưởng đi ngược lại những lời dạy của Giáo hội. Theo History.com, cuốn sách đã bán hết sạch và được các nhà khoa học ca ngợi nhưng những người theo đạo Cơ đốc chính thống lại lên án nó là dị giáo. Ảnh: Thebookland.